Cúp bóng rổ

Mã sản phẩm: CBR01

Xưởng sản xuất cúp bóng rổ pha lê cao cấp, giá cực tốt, mua ngay! Giá cạnh tranh nhất. Hàng chính hãng. Khuyến mãi hấp dẫn. Giao hàng trên toàn quốc

Bóng rổ là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội, mỗi đội có năm người trên sân. Mục đích của trận đấu là nhằm ghi nhiều điểm bằng cách cố gắng đưa bóng vào rổ đối phương một cách đúng luật và hạn chế không cho đối phương ném bóng vào rổ mình

Giá bán: Liên hệ 0889.980.222

  • Tư vấn thiết kế mẫu mới

Chế tác tại chỗ

Miễn Phí

  • Vận chuyển miễn phí

với đơn hàng >3.000.000đ

2-3 ngày

  • Hàng Luôn Có Sẵn

In khắc lấy ngay trong ngày

6-8 Giờ

  • Bảo hành pha lê bong tróc trọn đời

Gắn pha lê bong tróc miễn phí

6-8 giờ

  • Quy các đóng gói sản phẩm

Hộp Xi lót lụa cao cấp

Miễn Phí

16 People watching this product now!

Mô Tả Sản Phẩm

KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN BÓNG RỔ

Để bắt đầu chơi tốt bóng rổ, trước tiên bạn phải biết được một số kiến thức cơ bản của môn bóng rổ như sân bóng rổ, đội bóng, lối chơi, thời gian bắt đầu trận đấu, trọng tài và trợ lý trọng tài,…

SÂN BÓNG RỔ

kiến thức chơi bóng rổ

Dù chơi trong nhà hay ngoài trời người ta đều chơi bóng rổ trên bề mặt sân cứng. Các trận đấu tầm cỡ quốc tế thường được chơi trong nhà, trên sân có sàn bằng gỗ để đảm bảo bóng có thể nẩy liên tục trên bề mặt sân.

Một sân bóng rổ đúng quy định có chiều dài 28m và chiều rộng 15m. Chiều dài có thể xê dịch trong vòng 2m và chiều rộng có thể sai lệch 1m ở mỗi sân, nhưng phải đảm bảo tỉ lệ cân xứng giữa các chiều với nhau.

ĐỘI BÓNG

Một đội bóng rổ gồm 121 cầu thủ, nhưng chỉ có 5 cầu thủ được thi đấu trên sân. Các cầu thủ được chia thành 3 tuyến: trung phong, tiền vệ và hậu vệ.

Trung phong:
Các cầu thủ trung phong chơi gần rổ đối phương và thường là những cầu thủ cao nhất của đội. Một trung phong giỏi có thể làm chủ trận đấu bằng cách ghi điểm và ngăn chặn các đợt tấn công hay phản công của đối phương ngay từ rổ.

Tiền vệ:

kiến thức chơi bóng rổ

Các tiền vệ dành nhiều thời gian để chơi ở hai cánh sân trong những khu vực hạn chế bởi các đường vạch đưuọc kẻ phía dưới rổ. Người chơi ở vị trí này phải là những người chuyền bóng nhanh và chính xác, đồng thời còn phải là người kết thúc tốt. Họ phải cố gắng kiến tạo những tình huống kết thúc gần rổ và còn cần phải là người tranh cướp bóng tốt.

Hậu vệ:
Các cầu thủ chơi ở vị trí phòng ngự thường là các cầu thủ chơi thấp nhất trong đội nhưng phải rất nhanh nhẹn. Nhiệm vụ của họ là ngăn chặn những đợt tấn công, dẫn bóng và chuyền bóng nhanh để thiết lập các đừơng tấn công. Đồng thời họ cũng phải là người biết tận dụng tốt các cơ hội, có khả năng ghi bàn từ xa.

Dù các cầu thủ chơi ở vị trí nào thì đều phải giỏi cả 2 kĩ năng: tấn công và phòng thủ. Bởi vì cầu thủ nào cũng có thể di chuyển tới bất cứ vị trí nào trên sân, nên mỗi cầu thủ đều phải có khả năng ném bóng, dẫn bóng, bắt bóng, phòng thủ và tấn công. Bạn cũng cần phát triển khả năng phối hợp với đồng đội, luôn hoạt động tích cực dù bạn đang có bóng hay không.

Thay người
Cầu thủ nào đang chơi trên sân đều có thể được thay thế bởi một cầu thủ dự bị khác. Khi huấn luyện viên đưa ra quyết định này, ông ta sẽ báo cho cầu thủ dự bị biết, cầu thủ này phải đến bàn trọng tài và nói rõ yêu cầu xin thay người, đưa ra kí hiệu thích hợp bằng tay hay ngồi vào ghế thay người khi trận đấu đang diễn ra. Việc thay người diễn ra khi bóng chết và đồng hồ tính thời gian trận đấu đang tạm ngưng. Số lượng cầu thủ mà mỗi đội được phép thay cùng một lúc hay trong cả trận đấu không hạn chế.

Luật thi đấu bóng rổ quy định chi tiết những điều kiện thay thế cũng như nhiều quy định khác, tuy nhiên những người mới chơi không nhất thiết phải cố gắng ghi nhớ tất cả những quy định này.

LỐI CHƠI MÔN BÓNG RỔ

kiến thức chơi bóng rổ

Cách triển hai vị trí của các cầu thủ hậu vệ, tiền vệ và trung phong phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của các cầu thủ cũng như độ mạnh- yếu của đối phương.

Đội hình thường được sử dụng là: 2 cầu thủ hậu vệ, 1 cầu thủ tiền vệ và 2 trung phong; hoặc là một cầu thủ hậu vệ, 2 tiền vệ và 2 trung phong. Mỗi loại đội hình đều đảm bảo các cầu thủ chơi tấn công được dàn đều trên sân. Nhưng thông thường, tốc độ quá nhanh của trận đấu cũng như sự biến hóa trong cách di chuyển làm chúng ta khó  phân biệt được đội bóng đang áp dụng lối chơi nào.

THỜI GIAN THI ĐẤU

thời gian thi đấu chơi bóng rổ

Thời gian thi đấu kiến thức cơ bản môn bóng rổ –  – Một Số Kiến Thức Cơ Bản Của Môn Bóng Rổ
Kiến thức cơ bản môn bóng rổ – Thời gian thi đấu
Một trận đấu gồm có 4 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 10 phút. Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 và hiệp 2, hiệp 3 và hiệp 4 đều là 10 phút. Thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút. Trận đấu tạm dừng bất cứ lúc nào trọng tài thổi còi và sẽ được bắt đầu lại khi bóng chạm vào người một cầu thủ trên sân.

Huấn luyện viên của một đội có thể xin tạm dừng trận đấu bằng cách ra hiệu với trọng tài. Đồng hồ 24 giây sẽ ngừng hoạt động trong khoảng 1 phút và đó là thời gian tạm ngưng trận đấu. Trong nửa đầu trận đấu (hiệp 1 và hiệp 2) mỗi đội được xin tamh dừng 2 lần và nửa sau của trận đấu (hiệp 3 và hiệp 4) mỗi đội được xin tạm dừng 3 lần và được xin tạm dừng một lần ở mỗi hiệp phụ.

Các đội bóng xin tạm dừng vì nhiều lí do khác nhau, có thể do huấn luyện viên muốn điều chỉnh chiến thuật, để thay người hay đơn giản chỉ để các cầu thủ được nghỉ ngơi một chút. Nhiều lúc huấn luyện viên xin tạm dừng trận đấu nhằm làm gián đoạn lối chơi của đội bạn, nhất là khi đội bạn đang trên đà dẫn điểm.Trong môn bóng rổ không bao giờ có kết quả hòa, nếu hai đội bằng điểm nhau thì trận đấu sẽ phải quyết định bằng các hiệp phụ, mỗi hiệp phụ kéo dài 5 phút cho đến khi có sự chênh lệch về điểm số.

BẮT ĐẦU TRẬN ĐẤU

Nhảy tranh bóng
Trận đấu được bắt đầu khi trọng tài tung bóng lên giưã hai cầu thủ của 2 đội từ vòng tròn giữa sân. Hai cầu thủ sẽ nhảy lên và tranh nhau hất bóng cho đồng đội. Cách này gọi là nhảy tranh bóng. Các cầu thủ khác vẫn phải đứng bên ngoài vòng tròn cho đến khi bóng chạm vào một trong hai cầu thủ đứng trong vòng tròn giữa sân.

Tiếp tục trận đấu sau khi bàn
Sau một bàn được ghi, một cầu thủ bất kì bên phía đội vừa bị ghi bàn vào rổ sẽ ném bóng nhập cuộc trở lại từ phía sau đường cuối sân. Môn bóng rổ có một đặc điểm khác với đa số các môn  thể thao khác là trọng tài sẽ không thổi còi khi bàn thắng được ghi, trận đấu vẫn tiếp tục diễn ra bình thường chứ không tam dừng như ở một số môn khác.

Tiếp tục trận đấu sau khi bóng ra ngoài đường biên
Nếu bóng ra ngoài bất cứ đường biên  nào, bóng sẽ là bóng “chết” ngay khi nó tiếp đất hay chạm vào bất cứ vật nào khác ngoài đường biên. Đội chạm vào bóng cuối cùng sẽ bị mất quyền giữ bóng và bóng sẽ được đưa vòa trận đấu bởi một cầu thủ đội kia, cầu thủ này sẽ ném bóng vào sân từ vị trí trên đừơng biên nơi bóng đi ra ngoài sân.

Bóng ra ngoài biên
Hãy nhớ rằng chỉ khi bóng (hay cầu thủ) chạm vào một vật gì đó ngoài vạch biên mới bị coi là ra ngoài biên.Trường hợp tường gặp là một cầu thủ có thể băng qua biên khi nhảy lên và chơi bóng đang ở trên cao mặc dù bóng đã nằm ngoài sân, nhưng nếu cuối cùng bóng trở lại trong sân thì trường hợp này không bị tính là ra ngoài biên.

Trong hay ngoài
Các đường biên được kẻ rộng 50mm, phần trong của vạch được tính là trong sân.

Tiếp tục trận đấu sau khi phạm lỗi
Khi phạm lỗi thì đội nào phạm lỗi sẽ mất quyền sở hữu bóng. Đối phương được quyền lấy bóng và ném bóng từ ngoài đường biên, tại điểm gần điểm phạm lỗi nhất.

TIẾP TỤC TRẬN ĐẤU MỘT CÁCH CÔNG BẰNG

Sau đây là một số điều luật để trận đấu được tiếp tục một cách công bằng nhất.

Luật 3 giây
Bóng rổ không có luật tương đương như luật việt vị trong bóng đá. Vì thế một đội sẽ có lợi thế rất lớn nếu có cầu thủ đặc biệt cao trấn giữ ngay rổ của đối phương. Việc ngăn chặn cầu thủ này ghi bàn mỗi khi anh ta có bóng sẽ rất khó khăn. Do đó luật 3 giây được áp dụng để đối phó với tình huống này. Luật 3 giây quy định rằng khi một đội đang giữ bóng, không cầu thủ nào được giữ bóng trong khu vực giới hạn trên phần sân đối phương quá 3 giây.

Luật 24 giây
Luật này quy định rằng đội nào giành được quyền sở hữu bóng phải ném bóng vào rổ đối phương trong vòng 24 giây. Tại các trận đấu đỉnh cao, người ta sử dụng bảng điện tử đặc biệt có chia thời gian để theo dõi luật này.

Bóng bên trên vòng rổ
Nhiều điều luật được quy định để hạn chế lợi thế chiều cao của các cầu thủ phòng ngự:

Không được đẩy bóng ra ngoài rổ.
Không được cản phá bóng khi nó đang trên đường bay xuống rổ.
Khi phạm những lỗi này thì người ném sẽ được tính 2 hoặc 3 điểm tùy thuộc vào vị trí ném.

GHI ĐIỂM
Một cú ném bóng vào rổ đối phương có thể ghi được 1, 2 hay 3 điểm:

Khi thực hiện một cú ném phạt thành công (xem chương Những kỹ năng cơ bản) thì được tính 1 điểm. Các cú ném phạt chỉ được thực hiện từ phía sau đường ném phạt.
Bóng vào rổ từ khu vực 2 điểm được tính 2 điểm.
Bóng vào rổ từ khu vực 3 điểm được tính 3 điểm.
Vị trí để tính điểm được tính từ chỗ chân của cầu thủ chạm sân khi thực hiện quả ném rổ. Để ghi điểm, bóng phải rơi từ trên xuống và lọt qua rổ.

TRỌNG TÀI VÀ CÁC TRỢ LÍ TRỌNG TÀI

Trọng tài
Hai trọng tài là người điều khiển toàn bộ trận đấu. Các quyết định của trọng tài về tất cả các điều luật quy định là phán quyết cuối cùng. Trọng tài cũng là người chính thức công nhận kết quả cuối cùng của trận đấu bằng cách kí tên vào biên bản ghi điểm. Trong suốt trận đấu, trọng tài sẽ dùng còi để điều khiển trận đấu.

Trọng tài chính và trọng tài phụ chia nhau chịu trách nhiệm trên sân đấu.Thường thường khán giả khó mà đoán được ai là chính ai là phụ. Hai trọng tài sẽ chia nhau đứng trên đường biên dọc (mỗi người một biên nhưng có thể tự do di chuyển đến vị trí thi đấu nếu thấy cần thiết).

trọng tài bóng rổ

Trọng tài bóng rổ kiến thức cơ bản môn bóng rổ –  – Một Số Kiến Thức Cơ Bản Của Môn Bóng Rổ
Kiến thức cơ bản môn bóng rổ – phạm lỗi
Khi trận đấu đang hướng về phía rổ của một đội, thì một trong hai trọng tài sẽ có trách nhiệm chạy lên trước để giám sát từ vạch cuối sân, ngay sau đó người kia sẽ chạy sang phần đường biên dọc bên kia. Người nào chạy lên trước được coi là trọng tài trước, người kia là trọng tà sau. Sau mỗi lần phạm lỗi, các trọng tài sẽ đổi vị trí cho nhau.

Các trợ lí trọng tài bóng rổ

Thư kí trọng tài sẽ ghi điểm của trận đấu, bao gồm tất cả các điểm được ghi, lỗi bị phạt. Thư kí cũng phải ghi lại tất cả các lần thay đổi người.

Người theo dõi thời gian thi đấu, điều khiển đồng hồ thi đấu và đồng hồ theo dõi thời gian nghỉ.

Thông thường thư kí trọng tài và người theo dõi giờ được gọi là trọng tài bàn.

Tất cả các trận đấu bóng rổ phải áp dụng luật 24 giây. Khi đó sẽ có một người điều khiển đồng hồ 24 giây để dừng và bắt đầu nó.

Trong các trận đấu chuyên nghiệp và quốc tế quan trọng sẽ có các cố vấn kĩ thuật. Cố vấn kĩ thuật có thể góp ý cho các trọng tài và các trợ lí trọng tài về cách áp dụng luật thi đấu, nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn là của hai trọng tài đIều khiển trên sân.