Yêu cầu thiết lập quyền nghi file (Sitemap.xml)
Xưởng sản xuất trực tiếpHàng luôn có sẵn
Hotline/Zalo: 0889.980.222Tư vấn 24/7 miễn phí
Chế tác theo yêu cầuGiảm giá cho số lượng lớn
Các em nhỏ sẽ được chào đón Chú Cuội và Chị Hằng qua màn ra sân khấu trực tiếp hoặc bằng một câu chuyện thú vị. Chú Cuội và Chị Hằng có thể cùng nhau đóng kịch để tạo thêm sức hấp dẫn cho chương trình.
Các em nhỏ hô vang:
"Loa…loa…loa…loa…Trung thu ngày hộiĐón chị Hằng NgaCùng với chúng taMúa ca mừng hộiLoa…loa…loa…loa…"
Các em nhỏ đồng thanh gọi:
"Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi cùng chúng em đi!"
Chị Hằng Nga xuất hiện, bay lượn nhẹ nhàng.
"Chào tất cả các bạn nhỏ trong trường mầm non...!"
"Chúng em chào chị Hằng Nga!"
"Hôm nay là rằm tháng 8, là Tết Trung thu. Chị Hằng xuống đây để cùng vui chơi với các em. Các em hãy cùng chào đón một người bạn đến từ cung trăng nhé!"
Chú Cuội xuất hiện. Các em nhỏ đọc bài đồng dao:
"Chú Cuội ngồi gốc cây đaĐể trâu ăn lúa gọi cha ời ờiCha còn cắt cỏ trên trờiMẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viênÔng thì cầm bút cầm nghiênÔng thì cầm tiền đi chuộc lá đa."
Chú Cuội:
"Cuội xin chào các bạn, ở đây có nhiều bạn nhỏ, lại có cả chị Hằng nữa. Cuội nghe nói ở trường mầm non XX, các bạn vừa chăm ngoan, học giỏi, lại hát hay múa đẹp?"
Chị Hằng Nga:
"Cuội nói đúng rồi! Ngay sau đây, chị mời các em và Cuội cùng xem các tiết mục văn nghệ của các bạn khối lớn trong trường mình biểu diễn nhé!"
"Xin hân hoan chào đón toàn thể các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các cán bộ nhân viên và các bạn nhỏ đến với chương trình Trung thu với chủ đề 'ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM' ngày hôm nay. Lời đầu tiên, cho phép Chú Cuội cùng Chị Hằng xin được gửi lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất."
Chị Hằng:
"Quý vị thân mến, Trung thu là ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam với rất nhiều giá trị đẹp. Ngày Tết đặc biệt này là thời điểm để bố mẹ dành tình yêu thương cho các con, là dịp để các bạn nhỏ vui chơi thỏa thích, rước đèn dưới ánh trăng, chơi cùng Chú Cuội và Chị Hằng, và phá cỗ... Những giây phút ấy thật tuyệt vời biết bao! Ban tổ chức chương trình xin phép thay lời muốn nói bằng những tiết mục và chương trình đặc sắc trong đêm nay. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các vị lãnh đạo, các cán bộ nhân viên, và các bạn nhỏ bằng một tràng pháo tay thật lớn."
"Hôm nay Cuội đến đây mang theo rất nhiều quà cho các bạn nhỏ. Bạn nào muốn nhận quà thì hãy giơ tay lên nào... Hình như vẫn chưa đủ sôi nổi nhỉ? Bây giờ Cuội hỏi lại, bạn nào muốn nhận quà thì hãy giơ hai tay lên và hô 'Có' thật to nhé! Ai muốn nhận quà của Cuội và Hằng nào... Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với một phần cực kỳ hấp dẫn trong chương trình hôm nay. Đó chính là 'Chơi trò chơi, nhận phần thưởng.' Người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà đặc biệt... Hai người thay phiên nhau đọc câu đố."
Câu hỏi 2: Theo truyền thuyết, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng?
Đáp án: Chú Cuội.
Câu hỏi 3: Bánh Trung thu thường có hai hình dạng phổ biến là hình tròn và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này mang ý nghĩa gì?Đáp án: Trời tròn, đất vuông.
Câu hỏi 4: Đêm Tết Trung thu còn được gọi là đêm hội gì?Đáp án: Hội Trăng Rằm.
Trong không khí Tết Trung thu, hình ảnh rước đèn và phá cỗ là những khoảnh khắc đáng nhớ, nhưng không thể thiếu âm thanh rộn ràng của tiếng trống lân thùng thình. Tiếng trống này chính là tín hiệu quen thuộc để tụ họp các bạn nhỏ vui chơi, tạo nên một không khí Tết thật sôi động. Hãy cùng thưởng thức ca khúc "Thùng thình" qua giọng hát của bé... đến từ lớp...
Mỗi khi bài hát "Chiếc đèn ông sao" vang lên, ai cũng biết rằng Trung thu đã đến rất gần. Từ khắp nơi, tiếng trống phách quen thuộc và nhịp nhàng vang lên, mang đến niềm vui, sự háo hức cho mọi người. Dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ, ca khúc này của nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người Việt, như một phần không thể thiếu của đêm hội trăng rằm. Xin mời quý vị đại biểu, thầy cô giáo, và các em học sinh thưởng thức tiết mục song ca "Chiếc đèn ông sao" do hai bé... biểu diễn.
Giới thiệu tiết mục nhảy
Các bạn nhỏ ơi, hãy sẵn sàng cho một tiết mục cực kỳ sôi động sẽ khuấy động không khí cung trăng của chúng ta! Hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón tiết mục nhảy... do các bé... biểu diễn nhé!
Các bạn nhỏ ơi, hôm nay Cuội và Hằng mang đến rất nhiều quà cho các bạn. Các bạn đã vui chưa? Bạn nhỏ nào muốn nhận thêm nhiều quà nữa nào?
Trò chơi 1: Nhảy dây thổi bóng
Chuẩn bị: 3 dây dài để nhảy, 1 túi bóng bay.
Luật chơi: Mỗi đội gồm 6 người, trong đó 2 người cầm dây quay, 2 người nhảy dây, và 2 người buộc bóng. Trong vòng 2 phút, đội nào thổi và buộc được nhiều bóng nhất sẽ chiến thắng.
Trò chơi 2: Ai ăn nhanh nhất
Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh, và các em nhỏ thân mến,
Chúng ta đã có một buổi phá cỗ Trung thu thật ý nghĩa và thành công. Đêm hội trăng rằm đã đến lúc phải khép lại. Thay mặt ban tổ chức, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo công ty Gắn Kết, cảm ơn sự nhiệt tình của các thành viên ban tổ chức, và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh cũng như các em nhỏ.
Chúc các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh, và các em nhỏ có một mùa Trung thu tràn đầy niềm vui và ý nghĩa. Chúc mọi người có một giấc ngủ ngon và hẹn gặp lại trong mùa Trung thu năm sau.
Xin chào và hẹn gặp lại!
Chuẩn bị: 1 quả dưa hấu, 3 cái đĩa to.
Luật chơi: Mỗi đội gồm 3 người. Trong thời gian 1 phút, đội nào ăn hết đĩa dưa hấu trước sẽ giành chiến thắng.
Trò chơi 3: Trời, Đất, Nước
Luật chơi:
Người quản trò sẽ gọi tên một yếu tố và chỉ vào một bạn. Nếu quản trò nói “Trời”, người được chỉ phải đáp “Chim”. Nếu quản trò nói “Nước”, người được chỉ phải đáp “Cá”. Khi quản trò nói “Đất”, người được chỉ phải đáp “Cây”. Ngược lại, nếu quản trò nói “Chim”, người được chỉ phải đáp “Trời”. Trò chơi tiếp tục với tốc độ ngày càng nhanh hơn để tăng thêm phần thử thách.
Phá cỗ - Tặng quà:
Các em ơi, các em có thấy mâm cỗ của chúng ta đầy ắp hoa quả, bánh kẹo không? Có chuối, bưởi, nho, bánh dẻo, bánh nướng… tất cả đều dành cho các em đấy. Giờ thì chúng ta cùng nhau cúng phá cỗ nhé!
Sau khi phá cỗ xong, Cuội và Hằng sẽ lần lượt phát quà cho các bé. Khi việc phát quà hoàn tất, chúng ta sẽ chuyển sang phần kết thúc chương trình.
MC: (Tiếng vọng từ bên trong)
Loa! Loa! Loa! Loa!
Các bạn nhỏ ơi,
Lắng nghe thiên chỉ,
Từ cung trăng xa,
Chú Cuội và chị Hằng,
Nhìn xuống hạ giới,
Thấy các bạn vui chơi,
Ca hát tươi cười,
Múa lân, phá cỗ,
Quên cả chăn trâu,
Ngọc Hoàng tìm mãi,
MC: Các bạn ơi, có ai biết chú Cuội đang ở đâu không? Hãy cùng gọi to lên nào: 1, 2, 3, Chú Cuội ơi!
Chú Cuội: Tôi đây! Tôi đây! Chú Cuội đây các bạn nhỏ ơi! Chú Cuội xin chào tất cả các bạn nhỏ.
Học sinh: Chào chú Cuội ạ!
Chú Cuội: Các bạn ơi, hôm nay các bạn thấy có vui không?
Học sinh: Có ạ.
Chú Cuội: Vậy chúng ta hãy cùng vỗ tay thật to để chào chú Cuội nào!
Học sinh: (Vỗ tay thật to và đều)
Chú Cuội: Ôi, khi chú Cuội đến đây, chú cùng chị Hằng. Nhưng không biết chị Hằng đi đâu mất rồi? Các bạn ơi, gọi chị Hằng giúp chú Cuội nhé!
Học sinh: Chị Hằng ơi!
Chị Hằng xuất hiện: Chị Hằng đây! Chị Hằng đây! Chị Hằng xin chào các em thiếu nhi thân yêu của trường Tiểu học... nhé.
Học sinh: Chúng em chào chị Hằng ạ!
Chú Cuội: Chị Hằng ơi! Sao chị lại đến chậm thế?
Chị Hằng: Chú Cuội có biết không? Chị Hằng cưỡi gió, vừa bay tới đây. Khi vén mây, chị thấy các bạn rước đèn, họp bạn, bày cỗ linh đình. Tiếng trống thùng thình rộn ràng khắp xã. Ôi, mệt quá! Đường thì chật, các bạn nhỏ đông, chị không nhớ đường nên bị lạc. Giờ mới đến được đây! Mệt nhưng mà vui quá! Bây giờ chị hỏi các em nhé, ai cho chị biết ý nghĩa của ngày Tết Trung thu?
Chú Cuội: Có bạn nào biết không?
Học sinh: Không ạ!
Chị Hằng: Vậy bây giờ chị Hằng và chú Cuội sẽ kể cho các em về ý nghĩa của ngày Tết Trung thu và những tục lệ múa hát ngắm trăng nhé. Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày Tết của trẻ em, còn gọi là “Tết Trông Trăng”. Trẻ em rất mong đợi Tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi như đèn ông sao, đèn kéo quân... và bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày Tết này, mọi người thường bày cỗ, trông trăng. Khi trăng lên cao, trẻ em vừa múa hát vừa ngắm trăng và phá cỗ. Ở một số nơi còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thỏa thích.
Chú Cuội: Ngoài việc vui chơi, ngày Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng và dự đoán mùa màng. Bởi vậy, dân gian có câu: "Muốn ăn lúa tháng năm, Trông trăng rằm tháng tám."
Chị Hằng: Bây giờ, chúng ta đã hiểu ý nghĩa của ngày Tết Trung thu và những tục lệ múa hát ngắm trăng rồi chứ? Vậy cùng nhau hát bài “.........” nhé.
Chị Hằng: Các em ơi! Lúc nãy múa hát thật vui đấy.
Chú Cuội: Trên trời, trăng rằm tháng tám trong xanh vời vợi. Ở đây, vầng trăng cổ tích của đêm hội với những mâm cỗ Trung thu tạo nên phong cảnh lung linh huyền ảo. Đây đúng là Tết Trung thu đẹp nhất của tuổi thơ chúng mình.
Chị Hằng: Thấy các bạn tập trung thật vui vẻ, chị Hằng và chú Cuội đang vội vã xuống với các em luôn.
Chị Hằng: Ôi, hôm nay các em đón Trung thu vui quá! Từ chiều đến giờ, các em tham gia Hội thi bày mâm cỗ Trung thu, thi làm đồ chơi Trung thu. Chị còn biết chúng ta mời các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trong toàn thị trấn về đây vui Tết Trung thu nữa. Thật là vui phải không các bạn!
Chú Cuội: Các em biết không, đêm hội “Vầng trăng tuổi thơ” của thiếu nhi... chúng mình còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cô bác lãnh đạo nữa đấy!
Chị Hằng: Tới dự Đêm hội của chúng ta hôm nay, chị Hằng Nga xin trân trọng giới thiệu với các em: ...
Phần 4: Vào phần văn nghệ
Chị Hằng: Các em ơi, hàng năm đến ngày này, chị lại được gặp các em, chị nhớ các em lắm. Các em ơi, chị Hằng thì lúc nào cũng trẻ trung xinh đẹp, còn chú Cuội thì lại rất trẻ con đấy! Các bạn có nhớ bài thơ: “Chú Cuội ngồi gốc cây đa, để trâu ăn lúa gọi cha ời ời”? Đấy, xưa nay ai cũng gọi là thằng Cuội, chứng tỏ Cuội còn trẻ. Nhưng nhạc sĩ Phạm Tuyên lại bảo Cuội già cơ:“...Vui trăng sáng em thấy chú Cuội già
Chú Cuội già ngồi dưới gốc cây đa...”
Bây giờ, chị sẽ nhờ đội văn nghệ trường... hát bài “Chú Cuội chơi trăng” của nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn để gọi Cuội về vui Trung thu cùng các em nhé!
Chú Cuội: Ôi, Tết Trung thu ở đây đẹp quá, vui quá, đông người quá nên Cuội hơi bị xấu hổ.
Chị Hằng: Các bạn thấy đấy, Cuội vẫn là trẻ con, quần áo thì ngắn cũn cỡn, chân thì đi đất, má đỏ như cà chua, thấy đông người còn xấu hổ nữa.
Chú Cuội: Cuội đã ngồi trên cung trăng xa tít mù tắp hàng ngàn năm rồi. Mà chỉ có một mình dưới gốc đa, không có ai trò chuyện, buồn đến rụng tim, héo gan, tràn nước mắt, thắt cuống phổi, nổi da gà đây này.
Chị Hằng: Bây giờ về đây, có các bạn thiếu nhi, có chị Hằng, Cuội hãy vui lên nhé!
Chú Cuội: Ôi, Cuội thấy rất nhiều phần quà hấp dẫn; chắc chắn đây là những món quà đầy ý nghĩa thể hiện sự quan tâm của các bác, các cô, chú lãnh đạo, và các tổ chức dành cho các bạn thiếu nhi của chúng ta.
Chị Hằng: Đúng rồi đấy các em ạ! Để chia sẻ, giúp đỡ, và động viên các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục vươn lên trong học tập và rèn luyện, trong đêm hội Trung thu hôm nay, BTC sẽ tặng quà cho các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn đã cố gắng rất nhiều trong học tập. Đây là những phần quà thực sự ý nghĩa.
Chú Cuội: Ôi, thật là vui! Vậy thì ngay bây giờ, Cuội sẽ mời các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn lên sân khấu để nhận các phần quà của BTC nhé!
Chị Hằng: Sau đây, chị Hằng Nga xin trân trọng kính mời các bác, các cô, chú đại biểu lên sân khấu để tặng quà và chụp ảnh lưu niệm với các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Chị Hằng: Xin trân trọng cảm ơn các vị đại biểu và các em.
Chú Cuội: Các bạn ơi! Các bạn có vui không ạ? Cuội thì rất vui, vì thấy có rất nhiều mâm cỗ Trung thu do các bạn thiếu nhi bày rất đẹp. Chỉ một lát nữa thôi, chúng ta sẽ cùng nhau phá cỗ trông Trăng nhé! Còn bây giờ, Cuội xin mời các bác, các cô, chú lãnh đạo huyện đi chia bánh, kẹo cho tất cả các bạn thiếu nhi tham dự Đêm hội hôm nay nhé!
Tiết mục văn nghệ: Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”
Chị Hằng: Các bạn ơi, vừa rồi chúng ta đã được chứng kiến tình cảm của các vị đại biểu dành cho thiếu nhi nói chung và các bạn có hoàn cảnh khó khăn nói riêng. Điều đó gợi cho chúng ta nhớ đến một người luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thiếu nhi chúng ta. Đó chính là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta. Để cảm ơn những gì Bác đã dành cho thiếu nhi, các bạn hãy cùng chúng mình hát vang bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” nhé!
Chú Cuội: Các bạn ơi, các bạn thấy chị Hằng Nga có xinh đẹp không? Rất đẹp phải không? Ở cả thế giới, ai cũng khen chị Hằng đẹp, ai cũng mong được đẹp như chị Hằng. Vậy thì Cuội sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện về chị Hằng Nga. Nhưng có chị Hằng ở đây, Cuội hơi xấu hổ không dám kể đâu.
Chị Hằng: Vậy để chị Hằng đi thăm các bạn thiếu nhi vui Tết Trung thu nhé.
Chú Cuội: Ngày xưa, có 10 ông mặt trời cùng dội lửa xuống trái đất, có một chàng thiện xạ tên là Hậu Nghệ lên đỉnh núi Côn Lôn bắn rụng 9 mặt trời để cứu trái đất khỏi bị cháy thành than. Hằng Nga chính là vợ chàng thiện xạ đó. Thấy Hậu Nghệ vừa tốt bụng vừa có tài, Vương Mẫu ở trên trời đã cho chàng thuốc trường sinh bất lão để lên trời thành tiên. Nhưng vì yêu vợ và không muốn xa vợ, Hậu Nghệ đã không uống thuốc mà giao cho Hằng Nga cất giữ. Một hôm, kẻ xấu tên Bồng Mông đến đe dọa Hằng Nga bắt nàng đưa thuốc quý. Hằng Nga không muốn kẻ xấu trường sinh, nên đã nuốt hết thuốc vào bụng. Không ngờ, sau khi nuốt xong, nàng bay thẳng lên Cung Quảng Hàm, nơi ở của các tiên nữ. Từ đó, hàng năm vào rằm tháng 8, khi trăng sáng nhất, Hậu Nghệ và mọi người bày cỗ “bái nguyệt” có nghĩa là Trông Trăng. Chắc các em rất thích lên Cung Trăng cùng chị Hằng phải không?
Chú Cuội: Dù là ngày xưa hay ngày nay, thì rước đèn luôn là hoạt động đặc sắc và được các bạn nhỏ mong đợi nhất trong mỗi dịp Trung thu. Hình ảnh các em tay cầm những chiếc đèn đủ sắc “xanh lơ”, “tím tím”, “xanh lam”, “trắng trắng” với nhiều hình dáng khác nhau, như “đèn bươm bướm”, “đèn thiên nga”, “đèn ông sao”, “đèn cá chép” lung linh và hồn nhiên vui đùa bên mâm cỗ “bánh dẻo”, “bánh nướng” dưới ánh trăng luôn làm thích thú người xem. Những hình ảnh thân thương này đều xuất hiện trong ca khúc “Rước đèn tháng Tám”. Trong đêm văn nghệ hôm nay, chúng ta sẽ được nghe lại ca khúc này qua phần trình bày của bạn...
Phần 8: Trao giải thi Bày cỗ và làm đồ chơi Trung thu
Chị Hằng: Ôi, phong cảnh quê hương thật là đẹp. Các em thiếu nhi tổ chức vui Tết Trung thu khắp nơi, chị Hằng mải ngắm suýt quên đường về. À, chị Hằng thấy có rất nhiều mâm cỗ Trung thu được bày thật là đẹp; lại còn bao nhiêu là đồ chơi Trung thu ngộ nghĩnh, đáng yêu nữa. Ôi, mà hình như đó là những sản phẩm do các bạn thiếu nhi tự làm để tham gia đêm hội hôm nay đấy!
Chú Cuội: Hay quá! Vậy thì chúng mình phải mời các bạn thiếu nhi thị trấn lên sân khấu để trao thưởng cuộc thi bày cỗ và làm đồ chơi Trung thu thôi.
Chị Hằng: Sau đây, chị Hằng xin mời lên sân khấu bạn ... đại diện cho Liên đội ... lên sân khấu để nhận giải thưởng của Ban Tổ chức.
Chị Hằng: Các bạn ơi, các bạn có muốn nghe chuyện sự tích Chú Cuội không? Bây giờ chị Hằng sẽ kể cho các bạn nghe nhé. Có nhiều người tưởng Cuội là hay nói dối, nhưng không phải đâu! Cuội là một tiều phu thật thà và tốt bụng được trời giao cho cây Đan Quế với vỏ cứng như sắt và lá là thuốc trường sinh bất lão. Người hoặc vật chết rồi, Cuội chỉ cần nhai lá và bỏ vào miệng là lại sống lại. Nhưng vì là cây thần nên phải tưới bằng nước sạch. Một hôm, Cuội vào rừng kiếm củi, vợ Cuội ở nhà tưới cây bằng nước tiểu, thế là cây Đan Quế lập tức bay lên. Vừa lúc đó, Cuội về đến nơi, vội vàng lấy cái búa móc vào gốc để giữ lại, nhưng cây Đan Quế đã đưa Cuội lên cung trăng. Vào những đêm trăng tròn, nhất là rằm tháng 8, nhìn lên mặt trăng, chúng ta sẽ thấy hình bóng Cuội ngồi dưới gốc đa cổ thụ.
Chú Cuội: Cuội có ý kiến thế này, mỗi năm chị Hằng và Cuội chỉ được về trần gian chơi một lần. Bây giờ các bạn hãy múa hát đi cho Cuội xem với.
Chị Hằng: Tiếp theo, chúng mình hãy cùng thưởng thức bài hát “Rước đèn ông sao” do tốp ca ... đến từ lớp ... thể hiện. Chúng mình hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các bạn nhé! Vâng, như lời hứa, chị sẽ mang đến cho các bé một trò chơi nữa đây.
Kính thưa các vị đại biểu, các bậc phụ huynh và các em thiếu nhi thân mến!
Đêm hội “Vầng Trăng Tuổi Thơ” của chúng ta đã khép lại. Xin chân thành cảm ơn sự hiện diện, động viên và chia sẻ của các bác, các cô, chú đại biểu. Chúc các vị đại biểu luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.
Chúc các em thiếu nhi bước vào năm học mới với niềm vui và hứng khởi, đạt được nhiều thành công và kết quả xuất sắc trong năm học sắp tới.
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn vào Trung thu năm sau!
Chị Hằng: Vào mỗi đêm Trung thu, khi ánh trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại nô nức rước đèn và phá cỗ. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Tết Trung thu đã trở thành ngày Tết của thiếu nhi trên toàn quốc.
Chú Cuội: Chủ tịch Hồ Chí Minh, người luôn dành tình cảm sâu sắc và sự quan tâm đặc biệt đến các cháu thiếu niên nhi đồng, thường gửi thư chúc mừng Trung thu cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động.
Chị Hằng: “Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng. Sau đây Bác viết mấy dòng, Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung.”
Chú Cuội: Để vui đón Trung thu, đón trăng và nhớ về Bác Hồ, chúng ta rất vui được tham gia Đêm hội Trăng Rằm với nhiều hoạt động lý thú và bổ ích. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các vị đại biểu tham dự chương trình hôm nay: ...
Chú Cuội: Chúng ta cùng vui mừng chào đón các vị đại biểu, các bậc phụ huynh, các anh chị đoàn viên thanh niên trong chi đoàn và các em thiếu nhi đã có mặt đông đủ trong buổi tối hôm nay.
Chị Hằng: Tiếp theo chương trình, tôi xin trân trọng giới thiệu đồng chí … lên phát biểu động viên các em thiếu niên nhi đồng có mặt trong Đêm hội Trăng Rằm ngày hôm nay. Xin trân trọng kính mời đồng chí.
Chú Cuội: Vừa rồi, chúng ta đã được nghe đồng chí … phát biểu động viên và thể hiện sự quan tâm của các bác, các cô, các chú lãnh đạo đối với các em thiếu niên, nhi đồng. Chúng ta hãy cùng nhau hứa sẽ chăm ngoan học giỏi, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, các em có đồng ý không?
Chị Hằng: Để hòa vào không khí vui vẻ của ngày Tết Trung thu, xin mời tất cả các bạn hãy cùng đứng dậy và cất cao lời ca tiếng hát “Chiếc Đèn Ông Sao”.
Chị Hằng: Chú Cuội ơi, tại sao lại có Tết Trung thu?
Chú Cuội: Chị Hằng không biết thật à? Các bạn nhỏ có ai biết không nào?
Chị Hằng: Chú Cuội này, kì thật không biết thì mới hỏi chứ!
Chú Cuội: Vậy thì bây giờ, chú Cuội sẽ kể cho chị Hằng và tất cả các em về sự tích Trung thu nhé. Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hàng năm. Đây là ngày Tết của trẻ em, còn được gọi là “Tết Trông Trăng”. Trẻ em rất mong đợi đón Tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi như đèn ông sao, đèn kéo quân, và bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày Tết này, nhân dân thường bày cỗ và trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng và phá cỗ. Ở một số nơi, còn có múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoải mái.
Chị Hằng: Câu chuyện về Sự tích Trung thu đến đây là hết rồi. Bây giờ thì tất cả chúng ta đã hiểu tại sao lại có Tết Trung thu và tục múa hát ngắm trăng rồi chứ?
Chú Cuội: Đến với ngày hội Trăng Rằm hôm nay, các bạn nhỏ lớp 5 tuổi cũng đã chuẩn bị những món quà ý nghĩa gửi đến chương trình đấy!
Chị Hằng: Và ngay sau đây, chị Hằng mời tất cả các em cùng hướng về sân khấu để chào đón tiết mục văn nghệ: ... do các bạn lớp 5 tuổi biểu diễn.
Chị Hằng: Vừa rồi, chúng ta đã thưởng thức một tiết mục văn nghệ xuất sắc. Bây giờ, chị Hằng có một câu đố vui để các em thử sức. Các em lắng nghe nhé:
“Cái gì năm cánhMà chẳng biết bayEm cầm trên tayĐêm rằm tỏa sáng.”
Chú Cuội: Ôi cái gì nhỉ? Chú Cuội chịu thua, có bạn nào biết không? Nếu bạn nào giải được, chú Cuội sẽ tặng quà ngay cho bạn ấy.
Chị Hằng: Vừa rồi chị Hằng và chú Cuội thấy các bạn rất vui vẻ và thông minh, giải câu đố thật chính xác. Chúng ta hãy cùng nổ một tràng pháo tay hoan nghênh các bạn nhỏ nào.
Chú Cuội: Tiếp theo, chị Hằng và chú Cuội mời các em tiếp tục hướng về sân khấu để thưởng thức tiết mục văn nghệ: “Rước đèn dưới trăng” do các bạn lớp 5A biểu diễn.
Chú Cuội: Tiếp theo chương trình, chúng ta sẽ tiến hành trao quà cho các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngay bây giờ, xin mời các bé ... lên sân khấu. Xin trân trọng kính mời cô giáo ... - Hiệu trưởng nhà trường lên trao quà cho các bạn.
Chị Hằng: Ngay sau phần trao quà, chúng ta sẽ cùng nhau phá cỗ Trung thu với các món bánh kẹo ngon lành. Các bạn hãy cùng vui vẻ thưởng thức nhé!
Chương trình vui Trung thu “Đêm Hội Trăng Rằm” đến đây xin được khép lại. Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các cô giáo và các bạn nhỏ đã tham gia chương trình hôm nay. Xin chào và hẹn gặp lại vào Trung thu năm sau! (Nhạc bài “Tết Trung thu” bắt đầu phát)
Chú Cuội: Các con thân mến, vào mỗi dịp Tết Trung thu, từ những con ngõ nhỏ ở các thôn quê đến các khu phố nhộn nhịp, các bạn thiếu nhi đều háo hức rước đèn và phá cỗ.
Chị Hằng: Hòa chung niềm vui đó, hôm nay, các ông bà, bố mẹ của lớp mình phối hợp với Cung Trăng của chị Hằng và chú Cuội tổ chức chương trình “Vui Hội Trăng Rằm” cho các con ngoan ngoãn, học giỏi và xinh đẹp của trường tiểu học. Các con có thích không nào? Các bé thân mến, lúc sinh thời, Bác Hồ đã dạy rằng: “Trẻ em như búp trên cànhBiết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.” Vậy những bé nào trong hội trường của chúng ta đã biết ăn ngoan, ngủ say, học tập tốt và thường xuyên được ông bà, cha mẹ, thầy cô khen ngợi thì giơ tay lên cho chị Hằng xem nào.
Chú Cuội: Ôi, các bé giơ tay nhiều quá kìa chị Hằng! Điều này chứng tỏ các bạn nhỏ của chúng ta rất biết nghe lời Bác Hồ dạy phải không nào? Cuội còn nghe nói ở trường mầm non... các bé vừa xinh lại vừa học giỏi nữa. Cuội có một câu đố cho các bạn, ai đọc được bài đồng dao nói về “Chú Cuội” sẽ nhận được phần quà to nhé!
Chú Cuội: Chị Hằng ơi, chị có thấy các bạn nhỏ đọc hay không ạ?
Chị Hằng: Chị thấy các bé rất giỏi, thuộc nhiều bài đồng dao và đọc rất hay nữa!
Hai em nhỏ dắt tay nhau nhảy chân sáo ra sân khấu…
Bé trai: (dừng lại đột ngột): Khoan khoan khoan cậu ơi! Tụt... tụt... tụt! (Vừa nói vừa xách quần lên).
Bé gái: Quái lạ, sao giờ này mà không thấy các bạn đến để cùng chúng mình lên cung trăng phá cỗ với anh Cuội và chị Hằng nhỉ?
Bé trai: Ừ, để tớ thử gọi cho các bạn xem sao.
(Vừa rút điện thoại ra định gọi thì từ trong cánh gà sân khấu, mụ Phù Thủy và tên Cướp Biển ùa ra, cười ha hả và chạy quanh vây lấy hai em nhỏ.)
Cướp biển: Ha ha ha! Cuối cùng thì bọn ta cũng tóm được các ngươi! Hahaha…
Phù thủy: Các ngươi đang trên đường lên cung trăng để phá cỗ cùng chú Cuội và chị Hằng đúng không? Chúng ta sẽ bắt cóc các ngươi để đổi lấy chị Hằng và bánh kẹo Trung thu! Ha ha ha ha… Đưa điện thoại cho ta để ta gọi cho chị Hằng!
(Nói rồi, phù thủy giật lấy điện thoại của em bé và bấm số gọi cho chị Hằng. Vừa đi vào trong, hết cảnh 1.)
(Xen kẽ 01 tiết mục văn nghệ: Các em biểu diễn vừa hết. Trên cung trăng, Cuội thẩn thơ đi ra, bồn chồn lo lắng.)
Chú Cuội: Lạ thật, chị Hằng đã hẹn với mình cùng lên cung trăng sớm để chuẩn bị cho các bạn thiếu nhi phá cỗ Trung thu cơ mà! Sao giờ này mà vẫn chưa thấy đâu? Đồng hồ cao su quá!!!(Cuội sốt ruột rút điện thoại ra gọi cho chị Hằng thì hai em nhỏ chạy ùa vào, mặt tái mét và sợ hãi kể lại với Cuội.)
Bé trai: Chú Cuội ơi! (thở không ra hơi) Chị… chị Hằng đã bị bọn phù thủy và cướp biển bắt đi mất rồi! (thở không ra hơi)
Bé gái: Bọn chúng bắt bọn em rồi đòi chị Hằng đổi lấy bánh kẹo Trung thu. Sau đó, chúng bắt luôn cả chị Hằng. Huhuhu… Làm thế nào bây giờ hả chú Cuội ơi! (Bé trai và bé gái vừa khóc vừa kéo áo chú Cuội.)
Chú Cuội: Được rồi, được rồi, có anh đây rồi. Các em đừng lo, chúng ta sẽ đi cứu chị Hằng.
(Cuội an ủi và dỗ dành hai em nhỏ. Lúc đó, điện thoại của Cuội reo lên với giọng nói gian ác từ đầu dây bên kia.)
Cướp biển: Hahaha, mày là thằng Cuội phải không? (Cuội: Phải) Bọn ta đang giữ chị Hằng và bánh kẹo Trung thu của các ngươi đây. Hahahaha. Các ngươi là một lũ nhát chết. Có giỏi thì đến đây mà cứu chị Hằng! Ta cho ngươi nghe tiếng của chị Hằng lần cuối. Hahaha…
Chị Hằng (nói qua điện thoại): Huhuhu… Cuội ơi, đến cứu Hằng với! Hằng bị mụ phù thủy và tên cướp biển gian ác bắt. Chỗ này đáng sợ lắm. Huhuhu… (Tiếng cười của tên cướp biển lại vang lên qua điện thoại rồi cúp máy.)
Chú Cuội (hét vào điện thoại): Alo, chị Hằng ơi! Chị Hằng ơi! (chỉ còn tiếng tút tút…)
(Cuội thể hiện tâm trạng buồn và lo lắng. Lúc đó, hai người bạn bước vào.)
Người bạn 1: Kìa Cuội, làm sao thế?
Người bạn 2: Có chuyện gì thế Cuội?
Chú Cuội (như bừng tỉnh dậy): May quá, các bạn đến rồi. Chúng ta phải lập tức đi cứu chị Hằng để còn cùng các bạn nhỏ phá cỗ Trung thu nữa chứ! Chị Hằng đã bị bọn cướp biển và phù thủy bắt cóc rồi. Chúng ta hãy cùng lên đường đi cứu chị Hằng thôi!!!
(Nói rồi, tất cả cùng lập tức lên đường đi cứu chị Hằng.)
(Xen kẽ 01 tiết mục văn nghệ và thời trang: Các em biểu diễn vừa hết.)
(Tại sào huyệt của Cướp biển và Phù thủy, hai tên đang hả hê với chiến lợi phẩm của mình.)
Phù thủy: Theo chú thì bọn Cuội và các em nhỏ có đến cứu chị Hằng không?
Cướp biển: Ui giời ơi! Bọn nhãi nhép ấy, bà chị cứ nhắc đến làm gì. Chỉ cần một cái búng tay của thằng này là bọn chúng bay xuống biển hết, hahaha… (vừa nói vừa vuốt râu).
(Chưa dứt lời, Cuội, hai em bé và các bạn bước vào.)
Chú Cuội: Tên cướp biển và mụ phù thủy độc ác kia, các ngươi đừng tưởng có thể phá hủy cỗ Trung thu hôm nay của chúng ta. Có ta đây, các ngươi đừng hòng làm càn!Tất cả mọi người cùng nói: Mau thả chị Hằng ra! Mau thả chị Hằng ra!
Phù thủy: Thôi, im đi! Bọn mi định náo loạn ở đây hả?
Cướp biển: Bọn mi có biết đây là đâu không mà định làm loạn hả???
Chú Cuội: Các ngươi mau thả chị Hằng ra để chúng ta còn về cung trăng phá cỗ! (Mọi người nhao nhao lên đòi thả chị Hằng): Mau thả chị Hằng ra để chúng ta còn về cung trăng phá cỗ!...
Phù thủy: Hừm! Các ngươi không sợ sao? Được rồi, vậy chúng ta sẽ thi đấu bằng trò chơi. Nếu các ngươi vượt qua được thử thách của chúng ta, các ngươi sẽ cứu được chị Hằng về.
Cướp biển: Bằng không, tất cả các ngươi cũng sẽ phải bị bắt lại đây, không được về cung trăng phá cỗ! (Nói rồi, cả hai cùng cười vang lên nham hiểm.)
Chú Cuội: Được, chúng tôi đồng ý, nhưng các ngươi không được nuốt lời đâu đấy!
Phù thủy: Được! Vậy thì chúng ta bắt đầu thôi!
(Các trò chơi này dùng để các em nhỏ khán giả cùng chơi.)
Trò chơi 1:
Phù thủy: Thử thách đầu tiên: Trong số các bạn ở đây, có bạn nào có thể hát được 2 bài hát về Trung thu và về Ánh trăng không?(Xen kẽ 01 tiết mục văn nghệ: Các em biểu diễn vừa hết. Chú Cuội và những người bạn vỗ tay ăn mừng, chế giễu Phù thủy và Cướp biển.)
Trò chơi 2:
Cướp biển: Hừm! Các ngươi giỏi lắm, bây giờ đến thử thách thứ hai đây! Hahaha… Với thử thách này, các ngươi đừng hòng vượt qua, hahaha…
Thử thách 2 của ta là: Ta rất thèm ăn chua, các ngươi hãy dùng thìa để đưa 15 quả chanh này vào rổ của ta. Nếu các ngươi làm được, các ngươi sẽ thắng. Các ngươi có dám thử không? Hahaha… (Chuẩn bị 03 đĩa với 15 quả chanh, 03 thìa, 03 ghế nhựa và 03 rổ đựng chanh.)
(Cuội và những người bạn cổ vũ và mời 03 bạn nhỏ lên tham gia trò chơi. Sau khi chơi xong, tặng quà cho các em.)
Kết thúc trò chơi 2, Cuội và những người bạn vỗ tay ăn mừng, chế giễu Phù thủy và Cướp biển.*Chiến thắng và Giải cứu Chị Hằng
(Nhạc Trung thu nổi lên!)
Chị Hằng: Để hòa vào không khí vui vẻ của ngày Tết Trung thu, xin mời tất cả các bạn hãy cùng đứng dậy và cất cao lời ca tiếng hát “Chiếc đèn ông sao”.(Cuội cùng chị Hằng và những người bạn kêu gọi các em cùng lên phá cỗ, nối đuôi thành vòng tròn. Phát bánh kẹo và cùng các em xuống sân khấu phá cỗ.)
Kết Thúc Chương Trình:
Chị Hằng (trên nhạc nền): Chương trình “Đêm hội trăng rằm” chúc các bạn một mùa Trung thu vui vẻ. Xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của tất cả các bạn. Các em hãy luôn ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ và học tập chăm chỉ nhé. Bé nào ngoan và học tập tốt thì Trung thu năm sau, chú Cuội và chị Hằng sẽ trao thật nhiều phần thưởng cho các bé đó. Các bé có đồng ý không nào?
Chú Cuội: Xin cảm ơn sự có mặt, động viên và chia sẻ của quý vị đại biểu, các bậc phụ huynh. Kính thưa các vị đại biểu khách quý, các bậc phụ huynh và các em thiếu nhi thân mến, đêm hội "Đêm hội trăng rằm" do... tổ chức đến đây là kết thúc.
Chị Hằng và Chú Cuội: Xin chào và hẹn gặp lại vào Trung Thu năm sau!
Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa toàn thể các em thiếu nhi thân mến!
“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi,Em rước đèn đi khắp phố phường,Lòng vui sướng với đèn trong tay,Em múa ca trong ánh trăng rằm.”
Rằm tháng Tám hàng năm, trẻ em lại háo hức đón chờ một ngày Tết đặc biệt - Tết Trung Thu. Và hẳn chúng ta, những người lớn cũng không thể quên được những ký ức tuổi thơ với đêm trăng rước đèn lung linh khắp xóm, tiếng trống tùng... rinh vang dội của những điệu múa lân, múa rồng, tiếng đồng ca của cả đám con nít rồng rắn và một mâm cỗ lớn với đầy những bánh trái, đặc biệt là bánh nướng, bánh dẻo. Chương trình hôm nay là dịp để khích lệ tinh thần các thiếu nhi đang học tập tại (Trường/cơ quan) ..., để các em được giao lưu, gặp mặt, vui chơi bổ ích, và đem lại niềm vui cho các em. Đó chính là lý do của chương trình văn nghệ hôm nay.
Mở đầu: Tiết mục múa “Rước đèn ông sao”
Diễn kịch:
Bé gái 1: Này Bờm, Bờm có biết hôm nay là ngày gì không mà chẳng đổi quạt mo cho phú ông đi!
Bờm: Ơ, ngày gì mà phải đổi? Quạt mo vừa to vừa đẹp, mỗi lần quạt là như “chém gió”, mát ơi là mát (vừa đi vừa vênh mặt, phe phẩy các cô một lượt đổ xiêu vẹo) quạt về phía các cô.
Bé gái 2: Bờm vẫn đúng là Bờm! Ngốc ơi là Ngốc (ấn 1 ngón tay vào giữa trán Bờm rồi bước lên trên). Hôm nay là Rằm Trung Thu, ngày mà mặt trăng to, tròn và sáng nhất (làm động tác vẽ vòng tròn). Ơi anh chị em ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii!
Đồng thanh: Ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii!
Bé gái 2: Rằng thì là mà đêm nay ta đi phá cỗ nào… (cả lũ kéo nhau chạy ra ngoài sân khấu, Bờm chạy theo nhưng không kịp)
Bờm: Huhu…. Thế là các bạn bỏ Bờm đi phá cỗ rồi. Hôm nay Bờm chỉ có quạt mo này để chơi thôi (nét mặt tỏ vẻ thích thú với cái quạt mo)
“Quạt trần to (chỉ lên trời)Quạt máy nhỏ (chỉ dưới đất)Cũng không bằng quạt mo nhà ta.”
(Bờm vừa đi loanh quanh sân khấu, vừa phe phẩy quạt khoái chí)
Đồng thanh: “Cũng không bằng quạt mo nhà taaaa…” (Cuội từ cánh gà chạy ra, chống gậy, vuốt râu)
Cuội: Ối, ối, ối! Ai làm gì mà gió to bão lớn thế này? (nghiêng ngả, nhìn xung quanh). A! Tưởng Bà La Sát dùng quạt ba tiêu thổi gió, hóa ra lại là Bờm nhà ta. Chào chú Bờm, lâu lắm không gặp chú.
Bờm: Ô… anh là…? (cắn móng tay, ra điều vắt óc suy nghĩ).
Cuội: Ấy ấy, mới có một năm không gặp mà chú đã lớn phổng phao rồi nhỉ? (vỗ vai ra vẻ thân quen).
Bờm: Đau đau em… mà nói thật, em cũng chẳng nhớ đại ca là ai đâu ạ (gãi đầu gãi tai).
Cuội: Chẹp, chán chú quá! Nào ngồi đây, anh gợi ý. (Bờm ngồi xuống sân khấu, 2 tay chống cằm, mắt chớp chớp. Cuội bước quanh sân khấu, 2 tay chắp đằng sau. Cuội đi đến đâu, Bờm xoay người theo đấy).
Cuội: Mấy nghìn năm trước, lâu ơi là lâu, xưa ơi là xưa. Anh đã từng là một cậu nhóc như chú bây giờ (chỉ gậy vào người Bờm, Bờm tung chân gạt gậy). Rồi thì một ngày đẹp trời, anh đi chăn trâu mà mải chơi, để trâu ăn lúa nhà người, về nhà bị cô chú mắng (tủi thân khóc, lấy khăn thấm nước mắt, vắt nước chảy ròng ròng).
Bờm: Vâng, em hiểu nỗi lòng bác. Rồi sao nữa bác?
Cuội: Ừ đấy, rồi thì anh ra gốc cây đa ngồi, cũng bằng cái dáng chú đang ngồi ý (cầm gậy chỉ Bờm đang ngồi). Thế mà sao ngủ quên mất, cây đa bay tuốt lên trời.
Bờm: Oái oái, em nhớ ra anh rồi nhưng em sẽ đố các bạn thiếu nhi xem anh là ai nhé… “Các bạn ơiiiiiiiiiiiiiiii” tớ đố các bạn đây là ai nào?
(Gọi trả lời + trao quà)
Bờm: Đấy anh thấy em giỏi không? (các em nhỏ + TNV ở dưới đồng thanh hô giỏi).
Cuội: Ừ thì giỏi, thế các bạn có biết hát không? Các bạn tặng anh một bài hát đi nào.
Tiết mục múa hát của thiếu nhi.
Cuội: Các bạn hát hay quá! Ở dưới này chú có bao nhiêu là bạn. Trên kia anh chỉ có mỗi một mình, chị Hằng Nga thì đi suốt.(Chị Hằng bỗng từ đâu xuất hiện, tay cầm chổi lông gà, cầm chổi đuổi.)
Hằng: À à, dám đứng đây mà túm năm tụm ba nói xấu chị à? Mà hôm nay Trung Thu, chị em ta xuống trần gian vui Tết Trung Thu với các bạn thiếu nhi đây.
Cuội + Bờm: Hay quá, chúng ta cùng đi nào!
Hằng: Đến nơi rồi, chúng mình cùng chơi nào.
Hằng, Cuội, Bờm: Các bạn ơiiiiiiiiiiiiiiiii! Các bạn biết hôm nay là ngày gì không? (Ở dưới đồng thanh: Tết Trung Thu)
Hằng: Thế các em biết Tết Trung Thu thường có món ăn hay đồ vật gì không? Ai biết giơ tay trả lời nào? (Hằng đóng vai MC, Cuội và Bờm hoạt náo dưới sân khấu, đưa mic cho các em nhỏ.)
Trò chơi:
Cuội: Các em ơi! Cuội có một bí mật, và bây giờ Cuội sẽ bật mí cho các em biết. Là khi trốn xuống đây, Cuội đã ghé qua chỗ luyện đơn của Thái Thượng Lão Quân, chôm rất nhiều tiên đơn và nhân sâm ngàn năm mà ai ăn vào sẽ trường sinh bất tử đó nha. Bây giờ em nào muốn trường sinh bất tử thì xung phong lên tham gia cuộc thi: “AI ĂN NHANH NHẤT”. Cuội có 5 cái dĩa đựng tiên đơn và nhân sâm, Cuội cần 5 em… Em nào ăn hết trước sẽ được phong vương chức Tề Thiên Đại Thánh, các em còn lại là khỉ con (và đặc biệt mỗi em tham gia chơi đều được Cuội thưởng những viên tiên đơn hết sức quý giá này). Nào mời các em!
Hằng: Còn bây giờ, chúng ta cùng phá cỗ Trung Thu nào! Các bạn nhỏ ơi, cùng lên phá cỗ Trung Thu với các anh chị nào. Nhạc “Đêm Trung Thu” – tất cả các anh chị và các em hát đồng thanh trên sân khấu.
Kính thưa các vị đại biểu quý báu và các em thân mến!
Đêm hội hôm nay đã mang đến cho chúng ta niềm vui và sự phấn khởi. Qua đó, chúng ta cũng đã hiểu thêm về ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam.
Với không khí vui vẻ cùng những trò chơi dân gian lý thú, Đêm hội Trăng Rằm đã thành công tốt đẹp. Sự có mặt của các vị đại biểu trong Đêm hội hôm nay là nguồn động viên sâu sắc đối với chúng tôi. Thay mặt cho toàn thể ban tổ chức, chúng tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và những món quà ý nghĩa mà các vị đại biểu đã dành tặng cho các em nhỏ.
Trước khi kết thúc, thay mặt ban tổ chức, Cuội xin gửi lời chúc Trung Thu an lành, sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc đến các vị đại biểu và toàn thể các em. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại vào dịp Trung Thu năm sau!
Cuội: (bước ra từ cánh gà với vẻ mặt ngạc nhiên) Ôi! Sao hôm nay lại có nhiều các bé thiếu nhi thế này nhỉ? Các bé có biết mình là ai không? Là ai nào? À, đúng rồi, mình là chú Cuội!!! Các bé hãy đợi mình một chút nhé! Sao giờ này Chị Hằng còn chưa tới nhỉ?
Chị Hằng: (xuất hiện) Cuội ơi, chị đây, sao lại khóc thế này? Thôi đừng khóc nữa, các bé đang lêu lêu chú Cuội khóc nhè kìa!!! Lêu lêu chú Cuội khóc nhè!!! Thôi nín đi rồi chị sẽ dẫn các em xuống trần gian.
Cuội: Xuống trần gian làm gì hả chị?
Chị Hằng: Xuống trần gian để dự đêm liên hoan “Vui Tết Trung thu” cùng các bé thiếu nhi đấy em ạ!
Cuội: Ôi vui quá, vui quá! Thế là được đi chơi cùng các bé thiếu nhi à chị?
Chị Hằng: Đúng rồi em ạ, chúng mình sẽ được chơi những trò chơi vui nhộn và phá cỗ nữa...
Cuội: Các bé thân mến, hàng năm vào dịp Tết Trung thu, từ những ngõ ngách nhỏ bé cho đến các khu phố đông đúc trên khắp đất nước, các bạn thiếu nhi đều háo hức rước đèn và phá cỗ.
Chị Hằng: Hòa chung niềm vui đó, hôm nay, các ông bà, bố mẹ của trường tiểu học kết hợp với Cung Trăng của chị Hằng và chú Cuội tổ chức chương trình “Vui hội trăng rằm” cho các con ngoan ngoãn, học giỏi, xinh đẹp của trường tiểu học. Các con có thích không nào?
Cuội & Chị Hằng: Đến dự với chương trình của chúng ta ngày hôm nay, chú Cuội và chị Hằng xin trân trọng giới thiệu sự có mặt của các vị khách quý. (Giới thiệu các đại biểu). Bên cạnh đó là sự có mặt của các bố, các mẹ và các bạn thiếu nhi trong hội trường lớn. Chúng ta hãy dành một tràng pháo tay thật to để bắt đầu chương trình nào các bé.
Chị Hằng: Các bé thân mến, lúc sinh thời, Bác Hồ có dạy rằng: “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Vậy những bé nào trong hội trường của chúng ta đã biết ăn ngoan, ngủ say, học tập tốt, thường xuyên được ông bà, cha mẹ và thầy cô khen thì giơ tay lên cho chị Hằng xem nào.
Cuội: Ồ, các bé giơ tay nhiều quá kìa chị Hằng. Như vậy chứng tỏ các bạn nhỏ của chúng ta rất ngoan và luôn nghe lời Bác Hồ dạy phải không nào?
Chị Hằng: Các bé thân mến! Bây giờ mặt trăng đã lên cao trên bầu trời rồi. Chị em mình hãy cùng phá cỗ, ăn bánh kẹo và chơi trò chơi nhé. Trước hết, chúng ta sẽ cùng thưởng thức những tiết mục văn nghệ độc đáo của chính các bạn nhỏ trong chương trình hôm nay nhé.
Tiết mục 1
Chị Hằng: Trung thu đến, không khí rộn ràng khắp nơi với tiếng trống lân và bài hát “Đêm Trung Thu” của chú Xuân Thu, mang đến cảm giác vui tươi với tiếng trống, con sư tử, và ánh trăng vàng. Sau đây, đội ca nhí của trường ... sẽ trình diễn bài hát này. Xin mời tất cả chúng ta cùng vỗ tay cổ vũ các ca sĩ nhí!
Cuội: Thật tuyệt vời! Tiếp theo, để tăng thêm phần không khí vui tươi của đêm Trung thu, chúng ta sẽ thưởng thức tiết mục nhảy “Rock Vầng Trăng” do các bé trình bày. Xin các bạn cùng chờ đón và vỗ tay nhiệt liệt nhé!
Chị Hằng: Các bé vừa được thưởng thức một bài hát hay và màn nhảy sôi động rồi. Bây giờ, các bé có muốn chơi trò chơi không? Trước khi bắt đầu, chú Cuội và chị Hằng sẽ cùng các bé tham gia trò khởi động vui nhộn. Khi chú Cuội hỏi to: “Nháp đâu, nháp đâu?”, các bé hãy trả lời: “Nháp đây, nháp đây!” Khi chú Cuội hô to: “Xé nháp!”, các bé sẽ hô: “Xoẹt nhé!” (Cho các bé chơi trò chơi khởi động).
Trò chơi 1: Bịt mắt đập niêu
Chị Hằng: Trò chơi đầu tiên của chúng ta là “Bịt mắt đập niêu.” Chị sẽ treo bốn chiếc niêu lên cao, và các bạn nhỏ sẽ bị bịt mắt. Bạn nào đập trúng niêu sẽ là người chiến thắng. Chú Cuội sẽ làm mẫu cho các em xem nhé!(Cuội thực hiện mẫu)
Cuội: Bây giờ chú Cuội xin mời 5 bạn nhỏ lên tham gia trò chơi này. Bé nào đập trúng niêu sẽ nhận phần quà đặc biệt từ chương trình. (Gọi các bé giơ tay xung phong chơi, để các bé giới thiệu tên. Sau khi trò chơi kết thúc, tất cả các bé đều nhận quà).
Tiết mục 2
Chị Hằng: Sau phần trò chơi vui nhộn, chúng ta sẽ tiếp tục với một tiết mục múa của các bé. Vầng trăng bao đời vẫn sáng và lung linh trên bầu trời đêm vào dịp rằm. Sự tích Chú Cuội và Hằng Nga luôn gắn liền với ánh trăng vàng. Với sự hồn nhiên và nhí nhảnh của trẻ thơ, các bạn nhỏ lớp ... sẽ trình diễn tiết mục múa “Vầng Trăng Cổ Tích”. Xin quý vị cùng thưởng thức!
Trò chơi 2: Đố vui và nhận phần thưởng
Cuội: Bạn nào muốn tiếp tục nhận quà từ Cuội và chị Hằng nào? Hãy giơ hai tay lên và hô "A" thật to nhé! Bây giờ chúng ta sẽ đến với một phần cực kỳ hấp dẫn trong chương trình hôm nay: “Đố vui nhận phần thưởng”. Người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà hấp dẫn. Hãy chuẩn bị tinh thần cho câu đố đầu tiên nào!(MC đọc câu đố)
Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là gì?
a. Tết Trông Trăngb. Tết Thiếu Nhi/Tết Nhi Đồngc. Cả hai đáp án trên đều đúng.Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu?
a. Việt Namb. Trung Quốcc. Nhật Bản
Vì sao các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ không mừng Tết Trung Thu?
a. Vì họ không thíchb. Vì họ chỉ sử dụng Lịch Mặt Trời.Tết Trung Thu là ngày Tết dành riêng cho ai?
a. Thiếu niên nhi đồngb. Tất cả mọi ngườic. Cho tất cả Thanh Thiếu Niên
Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung Thu là ai?
a. Chị Hằng và Thỏ Ngọcb. Chú Cuội và Thỏ Ngọcc. Chú Cuội và chị HằngSự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì?
a. Cây Sungb. Cây Đac. Cây Bồ ĐềCuội: Vừa rồi chị Hằng và chú Cuội thấy các em rất thông minh khi giải các câu đố. Các em còn hát hay nữa! Hãy cùng nổ một tràng pháo tay hoan nghênh các bạn nhỏ nào!
Cuội: Các em nhỏ thân mến, Tết Trung Thu năm nay thật ý nghĩa khi chị Hằng và chú Cuội được xuống trần gian vui vẻ phá cỗ cùng các em. Trăng tròn vành vạnh đang gọi chúng ta rồi. Chị Hằng và chú Cuội sắp phải từ giã các em rồi. Huhu... Chị Hằng ơi, em buồn quá!
Chị Hằng: Ồ, Cuội à, chúng ta phải vui lên chứ! Để có được chương trình Vui Hội Trăng Rằm ý nghĩa như năm nay, chúng ta hãy cùng gửi lời cảm ơn chân thành tới ... đã tạo điều kiện cho chúng ta tổ chức một đêm hội thật vui.
Cuội: Nhưng em muốn rước đèn với các bé cơ.
Chị Hằng: Ồ, được chứ. Trước khi Cuội về với gốc đa và chị Hằng về chơi với Thỏ Ngọc, chúng ta sẽ cùng hát một bài hát thật vui, tặng quà cho các bé, và dẫn các bé đi rước đèn ngắm trăng nhé. Các bé có đồng ý hát với chị Hằng không nào? Chúng ta sẽ hát bài “Chiếc đèn ông sao” nhé.
Chị Hằng: Chị Hằng sẽ bắt nhịp nhé. Các bé ơi, cố gắng hát thật to nhé. Sau khi hát xong, chị Hằng, chú Cuội và Bờm sẽ phát quà cho các bé đấy. Nào... 1... 2... 3... (hát).
Cuội và Chị Hằng: Chúng tôi xin gửi lời chúc Trung Thu ấm áp đến toàn thể các vị đại biểu, các vị khách quý, các gia đình, và các bé. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại!