Xưởng sản xuất trực tiếpHàng luôn có sẵn
Hotline/Zalo: 0889.980.222Tư vấn 24/7 miễn phí
Chế tác theo yêu cầuGiảm giá cho số lượng lớn
Cô gái trong lá thư đã trải lòng về những kỷ niệm thời thơ ấu, những cảm xúc lẫn lộn giữa tình yêu và sự bất mãn đối với người cha nghiêm khắc. Nhưng khi trưởng thành, cô nhận ra tình yêu sâu sắc của cha, hiểu rằng mọi điều cha làm đều xuất phát từ lòng yêu thương và mong muốn tốt nhất cho con cái. Cô thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với cha, đồng thời hứa sẽ cố gắng sống tốt để không phụ lòng mong mỏi của cha.
Lá thư là một minh chứng sống động cho thấy dù có bao nhiêu hiểu lầm, xa cách, tình cảm gia đình vẫn là thứ thiêng liêng và không bao giờ phai nhạt. Đây cũng là lời nhắc nhở mỗi người rằng hãy trân trọng và bày tỏ tình cảm với những người thân yêu trước khi quá muộn.
Bài làm
“Con cảm ơn ba đã đổ bao mồ hôi, bao giọt nước mắt để có được miếng cơm manh áo, nuôi anh em con ăn học bằng người mà ba chẳng bao giờ than thở. Con thật vô tâm đúng không ba? Con đã không để ý đến suy nghĩ, cảm xúc của ba. Con cũng chưa hề mở miệng nói với ba một câu: “Con yêu ba, con thương ba nhiều lắm!”…”“Con cảm ơn ba đã đổ bao mồ hôi, bao giọt nước mắt để có được miếng cơm manh áo, nuôi anh em con ăn học bằng người mà ba chẳng bao giờ than thở. Con thật vô tâm đúng không ba? Con đã không để ý đến suy nghĩ, cảm xúc của ba. Con cũng chưa hề mở miệng nói với ba một câu: “Con yêu ba, con thương ba nhiều lắm!”…”
Dường như, càng lớn, con cái càng xa bố mẹ. Những cái ôm, hôn và câu nói yêu thương, cảm ơn bố mẹ ngày càng ít dần và khó mở lời. Nhiều bạn trẻ dù rất yêu thương bố mẹ của mình nhưng lại không thể hiện được bằng lời nói. Câu nói “con yêu bố, con yêu mẹ…” trở nên ngượng nghịu và mắc kẹt nơi cổ họng. Không chia sẻ, không thể hiện tình cảm vô tình khiến khoảng cách giữa cha mẹ và con cái cư thế mà lớn dần.
Người xưa có câu: “Trong trăm điều thiện, hiếu đứng đầu”. Trong 14 điều răn của Phật, bất hiếu là tội lỗi lớn nhất của đời người. Chữ hiếu là nền tảng của đạo đức. Trong gia đình, chữ hiếu là nền tảng để xây dựng hạnh phúc. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo hiếu cho sinh viên, Bộ môn Kỹ năng mềm, Trường ĐH Đại Nam đã đưa nội dung này vào chương trình giảng dạy kỹ năng mềm.
Chỉ số cảm xúc EQ quyết định đến sự thành công của mỗi con người. Trong tiết học kỹ năng mềm dành cho sinh viên K12, ThS. Phạm Văn Minh – trưởng Bộ môn Kỹ năng mềm, Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đại Nam ra đề bài:“ Bằng chỉ số EQ của mình, em hãy viết một bức thư gửi lời cảm ơn đến người cha, người mẹ - những người đã sinh thành ra mình”.
Ngay sau khi đọc đề bài, nhiều sinh viên phản ứng rằng yêu cầu của đề bài quá sến sẩm, bố mẹ ngày nào chả gặp, có gì mà phải viết thư với trải lòng. Tuy nhiên, đến khi chấm bài, các giảng viên của Bộ môn Kỹ năng mềm lại vô cùng bất ngờ và không cầm được nước mắt với những câu chuyện của học trò. Rất nhiều trang thư nhòe chữ vì nước mắt – nước mắt của người viết thư và người đọc thư.
Chúng tôi xin được đăng tải nguyên văn bức thư gửi ba của một nữ sinh K12 Trường ĐH Đại Nam (đề nghị được dấu tên). Đây là những tâm sự dấu kín, tình yêu thương vô bờ bến nhưng chưa một lần bật lên thành tiếng “con yêu ba, con thương ba...”
ThS Phạm Văn Minh chia sẻ các bức thư gửi cha mẹ của sinh viên trên trên trang cá nhân của mình.
Gửi ba!
Đây là lần đầu tiên con viết một lá thư hoàn chỉnh cho ba. Khi con viết lá thư này, dòng chảy ký ức trong con cứ thế ùa về. Con nhớ lại lúc nhỏ với những câu chuyện, những kỉ niệm con không bao giờ quên, những phút giây hạnh phúc trong vòng tay của ba mẹ.
Trong cuộc đời này con nhận ra rằng, mình thực sự may mắn và hạnh phúc khi có ba mẹ ở bên che chở cho con dù cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả đến mấy con vẫn cảm thấy mình thật sung sướng.
Trong ký ức của con ngày bé, ba luôn là một người quá đỗi nghiêm khắc và khó tính với những suy nghĩ hà khắc, cổ hủ. Những suy nghĩ ấy luôn ám ảnh trong con và nhiều lần con cảm thấy thật ganh ty với những đứa bạn khi có một người bố luôn vui vẻ, dịu dàng và chiều chuộng. Ba chẳng bao giờ đưa chúng con đi chơi, chẳng bao giờ mua cho con một món đồ chơi mà con thích. Ba luôn cho rằng những thứ đó không quan trọng, tốn kém. Nhưng ba biết không, đó đều là sở thích, của những đứa trẻ và con cũng vậy.
Ba không bao giờ thể hiện tình cảm của mình ra bên ngoài nên đôi khi con cứ ngây ngô cho rằng ba không yêu thương con, không quan tâm con, không hiểu con. Khi con làm sai ba thường mắng con, không cho con cơ hội giải thích.
Con vẫn nhớ một lần bá Thu qua nhà mình chơi, lúc ấy ba không có nhà. Bá đã mua cho con rất nhiều đồ chơi con thích, đưa con đi chơi rồi dẫn con về nhà bá ở, chơi với anh Hiếu một tuần. Ba biết không, đây là lần đầu tiên con được đi chơi thoải mái và vui vẻ đến thế, được biết đến thế giới của những đứa trẻ vui nhộn. Nhưng mới ở nhà bá được 3 ngày, ba về nhà biết chuyện liền sang đón con về ngay. Về đến nhà ba mắng con, đánh con vì không xin phép hỏi ý kiến ba mà tự ý đến nhà bá ở. Ba mắng con là con gái không được đến nhà người khác ăn ở. Con sợ lắm chỉ biết òa lên khóc, ấm ức không dám cãi một lời.
Ba biết không, khi đó con ấm ức lắm, tổn thương lắm. Chỉ 1,2 ngày ở nhà bá nhưng con đã cảm nhận thấy một gia đình hạnh phúc và đầm ấm thực sự - điều mà con luôn mơ ước. Ba của anh Hiếu luôn dịu dàng, ôm hôn chiều chuộng, mua hết tất cả những thứ đồ chơi mà anh thích. Nhưng những ngày ở nhà bá, con thực sự không hề vui ba ạ. Con đã khóc, khóc vì mình không có được sự quan tâm, sự thông hiểu của ba.
Con cũng biết ba đã từng đối xử chưa tốt với mẹ. Những lúc ba mẹ cãi vã, tranh chấp nhau, con lại chẳng thể làm được gì. Con chỉ biết khóc, sợ hãi và tổn thương tận đáy lòng. Con sợ! Sợ những lời nói từ ba, sợ xảy ra những vụ bạo lực gia đình. Những đòn roi của ba không làm con đau mà chính những lời nói cay nghiệt của ba khiến con bị tổn thương.
Những dòng tâm sự gửi ba khiến các thầy cô chấm bài không cầm được nước mắt.
Cứ như vậy, càng lớn con càng không dám tới gần ba, không dám nói chuyện với ba, xa lánh ba. Trong bữa cơm chẳng ai nói với ai câu nào, con cứ lẳng lặng ngồi nhìn ba, cầm bát cơm lên mà chẳng thể nuốt nổi. Con không dám khóc, không dám giận dỗi ba vì sợ ba nổi nóng.
Thật sự những ngày tháng đó con chán nản vô cùng, chẳng muốn ra ngoài gặp ai vì sợ nhìn thấy ánh mắt của mọi người, sợ nhìn thấy những gia đình tràn ngập tiếng cười mà tủi thân. Lúc bấy giờ con tự hỏi rằng: Tại sao ba mẹ lại sinh con ra? Tại sao không thể vì chúng con mà nhẫn nại? Con không cần giàu sang phú quý như những gia đình khác mà con chỉ ao ước có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, luôn luôn vui vẻ quây quần bên nhau.
Nhiều lúc con muốn hỏi ba, tại sao ba mang hết những nỗi bực tức ngoài xã hội trút hết lên mẹ con? Tại sao ba phải tự dày vò bản thân mình như thế? Ba càng như vậy khiến con càng thương ba nhiều hơn là giận hờn ba, ba biết không.
Ba luôn dạy con sống trên đời trước hết phải có hiếu, có lương tâm đạo đức tốt, có ý chí thì mới thành công. Ba hay nói với con: “Đừng trách ba không giàu có bằng người khác để các con được sung sướng hơn nhưng ba sẽ không để các con phải khổ cực. Con sẽ không bao giờ hiểu được suy nghĩ của ba. Khi nào lớn lên, làm cha làm mẹ thì con mới biết được ba thương yêu các con như thế nào. Nhưng đến khi các con hiểu được thì sẽ chẳng con ba trên đời này nữa đâu”.
Giờ đây khi con đã lớn, bước vào đại học, bắt đầu một cuộc sống xa nhà, xa ba mẹ, con mới cảm nhận rõ hơn tình yêu ba dành cho con nhiều như thế nào. Lúc nào ba cũng quan tâm gọi điện cho con, bắt con phải ăn uống thật đầy đủ, dõi theo con như một đứa trẻ nhỏ vậy. Ba không để cho con phải thiếu thốn bất cứ một thứ gì cả.
Càng lớn con càng cảm nhận được, tuy ba không nói ra nhưng ba đã làm tất cả vì con. Tuy có nhiều lúc tính ba nóng nảy khiến con không hài lòng nhưng con lại cảm thấy tất cả những thứ đó không quan trọng bằng con có ba.
Con cảm ơn ba đã đổ bao mồ hôi, bao giọt nước mắt để có được miếng cơm manh áo nuôi anh em con ăn học mà ba chẳng bao giờ than thở. Con thật vô tâm đúng không ba? Con đã không để ý đến suy nghĩ, cảm xúc của ba. Con cũng chưa hề mở miệng nói với ba một câu: “Con yêu ba, con thương ba nhiều lắm!”.
Công ơn dưỡng dục của ba to lớn như trời như bể. Cả cuộc đời này làm con có lẽ không bao giờ đủ để đền ơn ba.
Ba yêu dấu! Con viết những dòng này nhưng rất có thể cũng không bao giờ gửi đi. Thời gian sẽ dần qua đi, những dòng chữ cũng sẽ mờ nhạt theo năm tháng. Nhưng ba ơi, tình yêu con dành cho ba là mãi mãi. Con không chắc mình sẽ tốt hơn nữa mà con chỉ hứa với ba rằng con sẽ cố gắng hết sức để tốt hơn mỗi ngày, để không phụ sự kì vọng của ba.
Con cảm ơn ba nhiều lắm, cảm ơn ba đã luôn ở bên con. Ba hãy cho chúng con một cơ hội để đền đáp tình yêu của ba. Ba hãy hứa phải sống thật lâu với chúng con ba nhé! Con rất muốn nói với ba: Con yêu ba!
Con gái của ba!